Thi công đèn giá rẻ
Hãy sử dụng năng lượng sạch!
Cùng nhau chung tay vì môi trường!
Messenger

Phát triển bền vững là gì? Các mục tiêu phát triển bền vững

Động lực tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến nhiều hệ lụy như suy thoái môi trường và chênh lệch xã hội. Do đó phát triển bền vững đã được đặt ra nhằm thúc đẩy các quốc gia phát triển trên cơ sở: tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững là gì?

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

Khái niệm phát triển bền vững có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau, nhưng nội dung cốt lõi của nó vẫn là một cách tiếp cận để phát triển kinh tế của một quốc gia mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường cho các thế hệ tương lai.

Phát triển bền vững là gì? Các mục tiêu phát triển bền vững 1

Thế nào là phát triển bền vững?

Các mục tiêu phát triển bền vững

Mục tiêu phát triển bền vững cũng chính là mục tiêu toàn cầu, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải chung tay thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề đang gặp phải, đảm bảo mọi người dân trên trái đất đều có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Dưới đây là 17 mục tiêu phát triển bền vững mà Liên Hợp Quốc chỉ rõ:

  • Chấm dứt nghèo đói.
  • Cải thiện năng suất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
  • Đảm bảo con người có sức khỏe tốt và gia tăng hạnh phúc
  • Giáo dục có chất lượng.
  • Đảm bảo quyền bình đẳng giới.
  • Đảm bảo cung cấp nước sạch và các phương tiện vệ sinh.
  • Đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch, có lợi cho môi trường
  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động.
  • Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tiến bộ công nghệ
  • Giảm bất bình đẳng trong một quốc gia và giữa các quốc gia
  • Đảm bảo các khu định cư và cộng đồng định cư có nơi ở an toàn
  • Sản xuất hiệu quả và tiêu dùng có trách nhiệm, tránh lãng phí.
  • Thúc đẩy các hành động nhằm chống lại biến đổi khí hậu.
  • Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đại dương, bảo vệ các hệ sinh thái biển
  • Sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, bảo vệ rừng, ngăn ngừa xói mòn, chống sa mạc hóa
  • Thúc đẩy xã hội hòa bình, ổn định, chấm dứt xung đột và mất an ninh
  • Thúc đẩy các quan hệ đối tác toàn cầu vì mục tiêu phát triển bền vững

Nguyên tắc để đạt được sự phát triển bền vững

Để đạt được sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần tuân thủ 3 nguyên tắc chính bao gồm:

  • Tính bền vững về kinh tế: Đảm bảo nền kinh tế phải có khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ ổn định, liên tục. Kiểm soát tốt các vấn đề về lạm phát, lãi suất, nợ chính phủ, đồng thời tránh sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các ngành kinh tế gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp hoặc công nghiệp.
  • Tính bền vững về xã hội: Đảm bảo xã hội phải đạt được sự công bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo dục, bình đẳng giới và trách nhiệm chính trị.
  • Tính bền vững về môi trường: Phát triển kinh tế, xã hội kết hợp với bảo vệ môi trường. Duy trì nguồn tài nguyên ổn định, tránh khai thác quá mức các nguồn năng lượng hóa thạch gây cạn kiệt và làm ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời, cân bằng hệ sinh thái và duy trì sự đa dạng sinh học trong tự nhiên.

Phát triển bền vững là gì? Các mục tiêu phát triển bền vững 2

Phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường

Vai trò của công nghệ năng lượng tái tạo trong phát triển bền vững

Công nghệ năng lượng tái tạo đóng một vai trò quan trọng trong phát triển bền vững. Dưới đây là một số những tác động chính, đóng góp vào sự phát triển bền vững của một quốc gia:

  • Giảm phát thải khí nhà kính: Việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính và làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. Đồng thời, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch, giảm lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường.
  • Cải thiện an ninh năng lượng quốc gia: Bổ sung năng lượng tái tạo vào nguồn năng lượng quốc gia không chỉ giúp đảm bảo cung cấp đủ nguồn năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội mà còn giúp làm giảm nguy cơ cạn kiệt nguồn nhiên liệu hóa thạch, không làm ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng năng lượng trong tương lai.
  • Tăng khả năng tiếp cận năng lượng: Năng lượng tái tạo có ở khắp mọi nơi trên trái đất. Các công nghệ năng lượng tái tạo có thể cung cấp năng lượng cho những khu vực chưa có điện lưới, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế tại các khu vực này.
  • Tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động: Công nghệ năng lượng tái tạo có thể tạo việc làm và kích thích tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong sản xuất và lắp đặt các hệ thống năng lượng tái tạo. Ví dụ như trong ngành năng lượng mặt trời sẽ tạo ra một lượng lớn việc làm trong quá trình sản xuất các tấm pin mặt trời và cả lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời.

Qua đây có thể thấy, các công nghệ năng lượng tái tạo ngày càng trở nên quan trọng khi thế giới đang phải đối mặt với các thách thức về biến đổi khí hậu, năng lượng hóa thạch dần cạn kiệt và nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng cao. Do đó, việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo được cho là yếu tố chính trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến tương lai.

Để góp phần vào việc phát triển bền vững, mỗi cá nhân có thể chung tay góp sức từ những việc làm nhỏ nhất như tạo thói quen tiêu dùng xanh, sử dụng các vật dụng, đồ dùng từ thiên nhiên, ít gây hại cho môi trường, hoặc sử dụng các hệ thống điện mặt trời, hệ thống điện gió để tự cấp điện cho gia đình, vừa giảm chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng, vừa góp phần vào việc phát triển bền vững của quốc gia.

Phát triển bền vững là gì? Các mục tiêu phát triển bền vững 3

Năng lượng tái tạo là yếu tố chính trong phát triển bền vững

Trên đây là những thông tin về khái niệm phát triển bền vững là gì, các nguyên tắc, mục tiêu phát triển bền vững và vai trò quan trọng của công nghệ năng lượng tái tạo đối với phát triển bền vững. Hi vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về xu hướng này, từ đó có những động thái tích cực đóng góp vào sự phát triển bền vững nước ta.

Động lực tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến nhiều hệ lụy như suy thoái môi trường và chênh lệch xã hội. Do đó phát triển bền vững đã được đặt ra nhằm thúc đẩy các quốc gia phát triển trên cơ sở: tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững là gì?

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

Khái niệm phát triển bền vững có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau, nhưng nội dung cốt lõi của nó vẫn là một cách tiếp cận để phát triển kinh tế của một quốc gia mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường cho các thế hệ tương lai.

Phát triển bền vững là gì? Các mục tiêu phát triển bền vững 1

Thế nào là phát triển bền vững?

Các mục tiêu phát triển bền vững

Mục tiêu phát triển bền vững cũng chính là mục tiêu toàn cầu, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải chung tay thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề đang gặp phải, đảm bảo mọi người dân trên trái đất đều có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Dưới đây là 17 mục tiêu phát triển bền vững mà Liên Hợp Quốc chỉ rõ:

  • Chấm dứt nghèo đói.
  • Cải thiện năng suất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
  • Đảm bảo con người có sức khỏe tốt và gia tăng hạnh phúc
  • Giáo dục có chất lượng.
  • Đảm bảo quyền bình đẳng giới.
  • Đảm bảo cung cấp nước sạch và các phương tiện vệ sinh.
  • Đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch, có lợi cho môi trường
  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động.
  • Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tiến bộ công nghệ
  • Giảm bất bình đẳng trong một quốc gia và giữa các quốc gia
  • Đảm bảo các khu định cư và cộng đồng định cư có nơi ở an toàn
  • Sản xuất hiệu quả và tiêu dùng có trách nhiệm, tránh lãng phí.
  • Thúc đẩy các hành động nhằm chống lại biến đổi khí hậu.
  • Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đại dương, bảo vệ các hệ sinh thái biển
  • Sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, bảo vệ rừng, ngăn ngừa xói mòn, chống sa mạc hóa
  • Thúc đẩy xã hội hòa bình, ổn định, chấm dứt xung đột và mất an ninh
  • Thúc đẩy các quan hệ đối tác toàn cầu vì mục tiêu phát triển bền vững